Đặc điểm Rùa_câm

Chúng có mai màu nâu hoặc nâu gụ, đầu màu nâu xám, hai bên má màu vàng nhạt, trên đầu có hai sọc màu vàng nhạt, yếm màu vàng có các tấm đen ở mỗi tấm yếm[3]. Theo quan niệm của Đông y, rùa câm là một dược liệu rất quý. Thịt rùa là thức ăn bổ dưỡng có tác dụng cường dương, yếm và mai dùng để nấu cao, huyết rùa có thể chữa một số bệnh tim mạch, điều hoà huyết áp[2]. Thịt rùa câm có nhiều protein. Mai rùa có hàm lượng khoáng chất cao, có giá trị dược liệu quý, là nguyên liệu làm “quy bản”.

Rùa câm sinh trưởng tương đối nhanh. Nếu chăm sóc tốt, trong một năm có thể tăng trọng 0,3 - 0,4 kg/con. Một con rùa trưởng thành khoảng 3 năm có thể nặng tới 1,0 – 1,2 kg/con, có khi tới 1,5 kg/con. Rùa câm có tính thích ứng không cần rộng, phát triển bình thường trong điều kiện nuôi nhốt ở nhiệt độ nước 2 - 38 độ C, ít khi mắc bệnh, ăn tạp. Chỉ có những cặp rùa bắt từ tự nhiên mới có thể phối giống, đẻ trứng và ươm nở thành rùa con. Những thế hệ rùa từ F2 trở đi không cỏn khả năng này. Bởi vậy, những cặp “rùa rừng” chính gốc rất quý, được ví như những cỗ máy "đẻ ra vàng"[2]. Rùa câm bố mẹ thường sinh sản vào tháng 3 đến tháng 7 hàng năm, với khoảng 3-4 lứa. Khoảng cách giữa cách lứa thường là 1 tháng.

Trong chọn giống, người ta thường chọn những con rùa đực dài mình và bụng lõm, trọng lượng từ 1.2- 1.4 kg. Vì đặc điểm này sẽ giúp chúng giao phối dễ dàng hơn và khả năng thành công cũng cao hơn. Những con bụng phẳng tỉ lệ giao phối thành công không cao, thời gian giao phối phải kéo dài khiến sức khỏe của rùa bị giảm sút. Rùa cái có cơ thể dày và to, trọng lượng khoảng 1-1.2 kg. Bởi chúng thường cho số lượng trứng nhiều hơn, số lượng từ 4-5 trứng/ mỗi lần đẻ. Những con thân hình mỏng thường cho số lượng trứng thấp, mỗi lần chỉ đạt khoảng 1-2 quả. Nếu rùa câm bố mẹ kém, trứng sẽ dài, rùa con sinh ra có thể bị chột, dị tật không đồng đều nhau. Mặt khác, rùa bố mẹ kém số lượng trứng đẻ ở mỗi lứa sẽ thấp chỉ từ 1-2 quả. Trứng rùa câm có hình dạng thuôn dài khá lạ mắt